Ứng dụng hệ thống CRM và ERP đang dần trở thành một điều tất yếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc tích hợp hai hệ thống trên đều mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và gia tăng doanh số. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ hoặc còn nhầm lẫn khi so sánh CRM và ERP. Vậy nên, trước khi ứng dụng phần mềm vào quy trình sản xuất doanh nghiệp cần hiểu và so sánh CRM và ERP để có được cho mình lựa chọn đúng đắn.
CRM (Customer Relationship Management) là phần mềm quản trị mối quan hệ khách hàng. Cụ thể, phần mềm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng trung thành. Vậy nên CRM sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều tác vụ như thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng, tự động hóa dịch vụ bán hàng, phân tích và báo cáo,…
CRM được phân thành nhiều loại khác nhau theo từng chức năng chính như CRM hoạt động, CRM phân tích, CRM hợp tác. Bên cạnh đó, phần mềm cũng được tùy chỉnh các ứng dụng cho phù hợp với ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Phần mềm ERP là gì?
ERP (Enterprise Resource Planning) là phần mềm hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp. ERP được cấu thành từ các module giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động nhân sự, marketing, tài chính,… Nhờ vậy, phần mềm có thể việc liên kết các phòng ban và quản lý quy trình vận hành của tổ chức.
Các phần mềm ERP được chia thành nhiều loại khác nhau. Phần mềm phân loại theo hình thức triển khai ta có ERP điện toán đám mây, ERP triển khai tại chỗ, ERP hybrid. Phân loại theo mã nguồn ta có ERP mã nguồn đóng và ERP mã nguồn mở. Nhắc đến ERP mã nguồn mở là không thể không nhắc tới Odoo. Odoo là phần mềm ERP đơn giản dễ sử dụng với nhiều tính năng ưu việt như tích hợp CRM giúp doanh nghiệp có thể hoàn thành mọi thao tác trên một nền tảng duy nhất.
CRM và ERP đều có tính năng tự động hóa bán hàng giúp doanh nghiệp làm việc dễ dàng. Doanh nghiệp có thể thiết lập các quy trình quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng diễn ra tự động trên cả hai phần mềm. CRM và ERP còn có thể tích hợp vào back-end của trang web thương mại điện tử giúp doanh nghiệp lưu trữ thông tin của khách hàng.
Bên cạnh đó, cả CRM và ERP đều hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoạt động Marketing và Sales. Cả hai phần mềm đều cung cấp các tính năng như: quản lý kho, phân phối hàng hóa, phân tích kinh doanh, hỗ trợ nhiều hình thức marketing trên email, sms, các nền tảng mạng xã hội,…
Cuối cùng, doanh nghiệp sử dụng CRM hay ERP đều có thể lựa chọn giữa các hình thức phần mềm trả phí, mã nguồn mở hay lưu trữ điện toán đám mây cho phù hợp với nhu cầu công ty.
Mục tiêu chính của phần mềm CRM là quản lý mối quan hệ với khách hàng thông qua việc tối ưu các hoạt động Marketing, Sales, và chăm sóc khách hàng. Phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu các hoạt động kinh doanh, từ việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin khách hàng, tự động hóa các hoạt động marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng cho đến phân tích dữ liệu liên quan đến khách. Từ đó, giúp doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng và biến họ trở thành người mua hàng.
Trong khi đó, phần mềm ERP hướng tới việc phân bổ lại nguồn lực doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý nhiều hoạt động trong công ty, từ marketing, kinh doanh, chăm sóc khách hàng đến nhân sự, tài chính – kế toán, quản lý kho, quản lý sản xuất,…Với ERP, công ty có thể đồng bộ hóa dữ liệu trong một hệ thống duy nhất, kiểm soát và quản lý dữ liệu, tự động hóa các hoạt động trong công ty, giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ. Từ đó, tối ưu hóa hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Hệ thống CRM được chia thành nhiều nhóm tác vụ bao gồm:
Các tính năng của ERP bao gồm:
Tiêu chí | CRM | ERP |
Mục tiêu | Nâng cao doanh thu thông qua việc quản lý tốt mối quan hệ với khách hàng. | Cắt giảm chi phí thông qua tối ưu hóa hệ thống quản lý của doanh nghiệp. |
Các tính năng | – Quản lý hoạt động marketing – Quản lý hoạt động bán hàng – Quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng |
– Quản trị nhân sự – Quản lý mối quan hệ khách hàng – Quản lý chuỗi cung ứngQuản lý tài chính – kế toán… |
Phạm vi quản lý | Các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và mở rộng thị trường. | Mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. |
Đối tượng quản lý | – Các thông tin về khách hàng – Các dịch vụ chăm sóc khách hàng – Các dịch marketing… |
– Tài chính kế toán: tính toán tiền lương, dòng tiền,… – Nhân sự quản lý nhân viên, tuyển dụng,… – Dự án: quản lý các dự án,…… |
Quy mô doanh nghiệp | Dành cho nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau. | Doanh nghiệp cỡ vừa và lớn có nhiều phòng ban cần quản lý. |
Chi phí đầu tư | Rẻ hơn | Đắt hơn |
Kết luận
Mong rằng thông qua bài viết trên, doanh nghiệp đã hiểu hơn về CRM và ERP, từ đó xác định khi nào mình dùng phần mềm này. Nếu bạn còn băn khoăn trong lựa chọn hai phần mềm CRM và ERP thì hãy liên hệ cho Magenest để được các chuyên gia tư vấn ngay nhé!